Vấn đề hoài nghi Tri thức luận

Vấn đề hoài nghi đặt câu hỏi về khả năng của tri thức. Những người hoài nghi lập luận rằng tin rằng một điều là đúng không biện minh được nó có đúng hay không.[15] Tri thức mạnh hay yếu là phụ thuộc vào quan điểm và cách mỗi người hiểu tri thức.[15] Nhiều phần trong nhận thức luận hiện đại đến từ việc cố gắng hiểu rõ hơn hoài nghi triết học và đối phó với nó.[16]

Hoài nghi Pyrrho

Một trong những dạng cổ nhất của hoài nghi nhận thức luận có thể được tìm thấy trong Agrippa's trilemma (đặt theo tên nhà triết học Pyrrho Agrippa-người-nghi-ngờ), một mô tả cho rằng niềm tin không thể cho ta sự chắc chắn.[17] Trường phái Pyrrho có nguồn gốc từ Pyrrho xứ Elis từ thế kỷ thứ 4 TCN, dù rằng là hầu hết những thứ chúng ta biết về hoài nghi Pyrrho đến từ những công trình còn sót lại của Sextus Empiricus.[17] Hoài nghi Pyrrho phát biểu rằng với mọi lập luận về một mệnh đề không rõ ràng, người hoài nghi có thể cho một lập luận cũng thuyết phục như thế cho mệnh đề đối lập. Những người Pyrrho nghĩ rằng cách duy nhất để có được hạnh phúc trong cuộc sống là đạt tới ataraxia, một trạng thái bình thản mà một người từ chối mọi khả năng của sự chắc chắn và dừng phán xét. Những người hoài nghi Pyrrho không giáo điều rằng tri thức không tồn tại; họ đề xuất là ta không thể biết là ta có biết hay không, thế nên tốt nhất là từ bỏ những niềm tin không chắc chắn, bởi chúng là nguồn gốc của khổ đau.

Hoài nghi Descartes

Vấn đề con quỷ Descartes, đưa ra bởi René Descartes, giả định rằng những ấn tượng tri giác của chúng ta có thể bị điều khiển bởi một tác nhân bên ngoài (thay vì là kết quả của những cảm nhận thực tế).[18] Trong một tình huống như thế, những thứ ta cảm nhận được chỉ là ảo giác. Do đó, ta sẽ chẳng thể nào biết được điều gì về thế giới. Kết luận từ việc hoài nghi quỷ Descartes là cho dù ta không bị lừa dối hoàn toàn, những thông tin mà ta có được từ tri giác là tương đương với tình huống hoài nghi mà trong đó ta bị lừa dối hoàn toàn, và do đó, hoặc là ta phải loại bỏ được khả năng bị lừa dối, hoặc là ta phải chấp nhận rằng không có tri thức tuyệt đối vượt lên trên tri giác.[19] Quan điểm cho rằng không có niềm tin nào là vượt lên trên hoài nghi (trừ tri giác trực tiếp) thường đựoc gán cho Descartes. Tuy nhiên, thực tế ra là ông cho rằng ta có thể loại bỏ khả năng ta bị lừa dối một cách hệ thống, dù rằng lập luận của ông là một lập luận bản thể luận gây tranh cãi: một vị Chúa nhân từ sẽ không để một chuyện lừa dối như thế xảy ra.[18]

Trả lời

Có hai loại hoài nghi nhận thức luận: "nhẹ" và "nặng". Hoài nghi nhẹ không chấp nhận tri thức "mạnh" hay "ngặt", nhưng chấp nhận tri thức yếu, chẳng hạn như niềm tin chính đáng, cũng được gọi là tri thức ảo. Hoài nghi mạnh phủ nhận cả tri thức ảo lẫn tri thức ngặt; [20] Việc gọi một tri thức là mạnh, yếu, ảo hay thực phụ thuộc vào quan điểm cá nhân về các đặc tính tri thức.[20]

Có rất nhiều trả lời khả dĩ cho hoài nghi triết học.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tri thức luận http://www2.phy.ilstu.edu/pte/publications/scienti... http://plato.stanford.edu/archives/spr2014/entries... http://www.ethicsdefined.org/what-is-ethics/the-ep... http://www.thuvientructuyen.vn/chi-tiet-sach/triet... https://www.britannica.com/topic/epistemology https://books.google.com/books?id=nq-6CgAAQBAJ&pg=... https://plato.stanford.edu/archives/sum2015/entrie... https://plato.stanford.edu/entries/%7B%7B%7B1%7D%7... https://plato.stanford.edu/entries/apriori/ https://plato.stanford.edu/entries/belief/